Thứ Năm, 19 tháng 11, 2020

Sử dụng không đúng thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn để "phê thuốc"

 Tóm tắt

Đang có sự gia tăng các báo cáo về việc sử dụng không đúng một loạt các thuốc kê đơn và không kê đơn (over-the-counter - OTC) cho mục đích tiêu khiển. Việc dùng các thuốc hướng thần là hiện tượng mới và đang lan rộng, bao gồm cả thốc kê đơn và OTC, vì điều này được dùng để tạo ra các ảo giác khi sử dụng nó hoặc dùng kết hợp với các chất khác.
Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về chủ đề này, nhấn mạnh vào một nhóm các thuốc gần đây nổi lên như là những thuốc bị sử dụng không đúng và sai cách hoặc đã được mô tả trong tài liệu cũng như ghi nhận trực tuyến về xu hướng lạm dụng thuốc.
Những thay đổi nhanh chóng này đặt ra những thách thức cho các chính sách về dược, tâm thần, y tế công cộng và kiểm soát thuốc. Hơn nữa, có thể do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thói quen sử dụng thuốc và tính khả dụng thay đổi, đã gây ra sử chuyển dịch trong hành vi liên quan đến cả thuốc kê đơn và OTC. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên được cảnh báo về nguy cơ sai lệch trong việc sử dụng thuốc kê đơn, nhận biết các ca sử dụng không đúng, cân nhắc khả năng sử dụng sai đa thuốc và ngăn ngừa điều đó khi có thể. Các dược sĩ có thể ngăn ngừa và giảm thiểu việc lạm dụng thuốc và nên tham gia vào can thiệp dựa trên chứng cứ trong việc nhận biết, hiểu và ngăn ngừa việc dùng sai thuốc và tác dụng phụ của việc dùng thuốc không đúng.



Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

Sữa chua - Lịch sử và số liệu hiện tại

Lịch sử của Sữa chua

Sữa chua (tiếng Anh là Yogurt) được xem là một loại sản phẩm sữa lên men cung cấp lactose có thể tiêu hóa được và đặc biệt là các chủng vi khuẩn sống, cụ thể là Streptococcus thermophilus Lactobacillus bulgaricus. Đây nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, bao gồm protein, calcium, kali, phospho, vitamin B2, B12.
Lactobacillus bulgaricus
Sữa chua là một loại thực phẩm cổ xưa, được gọi bởi nhiều cái tên khác nhau: katyk (Armenia), dahi (Ấn Độ), zabadi (Ai Cập), mast (Iran), leben raib (Saudi Arabia), laban (Iraq và Lebanon), roba (Sudan), iogurte (Brazil), cuajada (Tây Ban Nha), coalhada (Bồ Đào Nha), dovga (Azerbaijan), and matsoni (Georgia, Nga và Nhật Bản). Người ta cho rằng các sản phẩm từ sữa đã xuất hiện trong bữa ăn con người khoảng 10 000 - 5000 trước CN, đi cùng với sự thuần hóa các loài động vật sản xuất sữa (bò, cừu, dê, cũng như bò Tây tạng, ngựa, trâu và lạc đà). Tuy nhiên, sữa thì dễ lấy nhưng mà lại khó sử dụng. Tại thời điểm đó, người chăn gia súc ở vùng Trung Á đựng sữa trong những túi tạo ra từ ruột động vật. Việc tiếp xúc với dịch ruột khiến cho sữa đông lại và chua, bảo quản nó và cho phép trao đổi với các sản phẩm có thời gian sử dụng dài hơn.
Các tài liệu về y học cổ truyền của Ấn Độ, từ nhưng năm 6000 trước CN, đã ghi nhận những lợi ích sức khỏe của việc sử dụng các sản phẩm sữa lên men. Ngày nay, có hơn 700 sản phẩm sữa chua và pho mát được tìm thấy trong nền ẩm thực Ấn Độ. Trong hàng ngàn năm, việc sản xuất sữa chua là các duy nhất an toàn để bảo quản sữa, thay vì làm khô nó. Sữa chua cũng được biết đến rộng rãi ở Hy Lạp và Đế chế Roman, người Hy Lạp lần đầu đề cập đến trong các tài liệu là khoảng năm 100 trước CN, tài liệu cho thấy việc sử dụng sữa chua bởi các nhà nước ngoài Hy Lạp. Trong Kinh thánh, Abraham có được sự trường thọ và khả năng sinh sản dài lâu do dùng sữa chua. Điều nay được ghi lại trong "Land of Milk and Honey".
Người ta tin rằng từ "Yogurt" bắt nguồn từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ "yoğurmak", có nghĩa là làm đông đặc lại. Việc sử dụng sữa chua của người Thổ Nhĩ Kỳ thời trung cổ được ghi nhận trong sách Diwan Lughat al-Turk của Mahmud Kashgari và Kutadgu Bilig của K. H. Yusuf, cả hai cuốn sách đều được viết vào thế kỷ 11. Tài liệu này đề cập đến từ "yogurt" và mô tả việc sử dụng nó bởi người Turks. Người Turk cũng là những người đầu tiên đánh giá công dụng chữa bệnh của sữa chua trong việc điều trị nhiều triệu chứng như tiêu chảy, chuột rút cũng như tác dụng làm dịu da cháy nắng.
Genghis Khan đưa sữa chua vào khẩu phần của quân đội do ông tin rằng sữa chua giúp binh lính dũng cảm hơn. Năm 1542, vua Francoise I của nước Pháp đã đưa các sản phẩm từ sữa tới Tây Âu sau ông được người Thổ điều trị chứng tiêu chảy nặng của mình bằng sữa chua. Sản phẩm này dsau đó được trộn thêm nhiều thành phần khác như quế, mật ong, trái cây, đường và được dùng như một món tráng miệng.
Đến tận thế kỷ 20, các nhà khoa học mới giải thích được lợi ích sức khỏe liên quan đến việc sử dụng sữa chua. Năm 1905, một sinh viên y khoa người Bulgary, Stamen Grigorov, là người đầu tiên tìm tra Bacillus bulgaricus (bây giờ đổi tên là L. bulgaricus), một vi khuẩn sinh acid lactic vẫn được sử dụng trong việc lên men sữa chua ngày nay. Dựa trên khám phá của Grigorov's findings, năm 1909, nhà khoa học người Nga, Yllia Metchnikoff, đề xuất các vi khuẩn lactobacillus trong sữa chua có liên quan đến tuổi thọ kéo dài của những người nông dân Bulgary. Đầu thế kỷ 20, sữa chua nổi tiếng vì các lợi ích sức khỏe của nosvaf được bán ở các tiệm thuốc như là một dược phẩm. Sữa chua được thương mại hóa thành công khi Isaac Carasso ở Barcelona, bắt đầu sản xuất sữa chua đóng chai. Sau khi chạy trốn khỏe Đức Quốc Xã, Daniel Carasso, con trai của Isaac Carasso đã thành lập Dannon (ở Pháp). Phòng thí nghiệm và nhà máy sữa chua đầu tiên được mở ở Pháp năm 1932; phòng thí nghiệm và nhà máy đầu tiên mở Mỹ mở năm 1941.
Dannon Light & Fit Boston Cream Pie Greek Yogurt
Một sản phẩm từ nhà máy Dannon

Sữa chua ngày nay

Ngày nay, sữa chua thường là sữa được lên men và acid hóa bằng vi khuẩn sống và được xác định rõ, tạo ra sản phẩm có thể chất đặc, thường có mùi thơm và có hạn dùng lâu hơn sữa. Sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và là một các bổ sung các probiotics, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Sản phẩm này cũng dễ dàng thay đổi bằng các thêm chất làm ngọt, trái cây và hương thơm. Sữa chua cũng được sản xuất từ gạo, đậu nành hoặc các loại hạt.
Sữa chua thường được tạo ra từ sự cộng sinh của 2 chủng vi khuẩn (S. thermophilesL. bulgaricus) trong môi trường vô trùng ở nhiệt độ rất thấp (36-42 °C) trong 3-8 giờ. Cả hai chủng vi khuẩn phải tiếp tục hoạt động trong sản phẩm cuối cùng (ít nhất 10 triệu vi khuẩn/g, theo CODEX 2003). Quá trình thanh trùng sữa không kem được thực hiện trước khi sản xuất sữa chua, làm thay đổi carbohydrate, protein và lipid. Nó tạo ra vị chua và cải thiện cảm quan, vị, sự đồng nhất và khả năng tiêu hóa. Khi lactose trong sữa được sử dụng như cơ chất lên men, acid lactic và một loạt các chất khác được tạo ra, góp phần tạo nên mùi hương của sản phẩm. pH thấp giúp hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại. Calci và phospho cũng được chuyển thành dạng tan được. Phần lớn protein (ở dạng không có calci) được tiêu hóa tốt hơn nhờ các men ly giải protein, điều này giúp làm tăng khả năng tiêu hóa và sinh khả dụng nói chung.
Các chủng vi khuẩn khác như Lactobacillus acidophilus Bifidobacterium bifidus, thường được bổ dung thêm để tăng lợi ích sức khỏe. Việc sử dụng sữa chua hằng ngày có thể làm giảm sự gia tăng các tác nhân gây bệnh, điều này có lợi cho sức khỏe đường ruột. Một số loại sữa chua có lượng protein thay đổi như sữa chua Hy Lạp - được cô đặc và bổ sung thêm gấp đôi lượng protein trong sữa chua thông thường. Calci và vitamin D cũng thường được bổ sung thêm nhằm tăng giá trị dinh dưỡng cho nhóm dân số không hấp thu được lactose hoặc ít sử dụng các sản phẩm từ sữa.
Nhiều loại sữa chua được tiêu thụ ngày nay chịu ảnh hưởng bởi các truyền thống địa phương cũng như lối sống bản địa. Ở Đông Âu và châu Á, người ta sử dụng sữa được lên men rượu bằng cách kết hợp vi khuẩn và nấm men như (Kefir, Koumis); ở Đức và Tây Ban Nha, sữa chua thường được xử lý nhiệt để diệt khuẩn, và ở nhiều nước khác, sản phẩm được bổ sung thêm probiotics và/hoặc prebiotics.

Triển vọng

Phần lớn dân số thế giới không sử dụng đủ các sản phẩm từ sữa để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dường, đặc biệt là calci. Ba rào cản phổ biến là dị ứng với sữa bò, không dung nạp lactose và thiếu khả năng tiếp cận. Trong 16 nước EU cung cấp số liệu, nhu cầu trung bình là 266 g mỗi ngày. Đan Mạch và Phần Lan là 2 nước có dân số cung cấp gần 1000 mg caclci mỗi ngày, cao hơn đa số phần còn lại của thế giới. Ở Ú, 90-95% nam giới và 75-90% nữ giới không đáp ứng được khuyến cáo sử dụng các sản phẩm sữa 3 lần mỗi ngày. Ở Brazil, 99% người trưởng thành không đáp ứng mức tối thiểu calci được khuyến cáo; 99% trẻ em chỉ bổ sung 500-600 mg calci mỗi ngày.
Những số liệu sử dụng sữa chua thay đổi nhiều ở các quốc gia khác nhau nhưng nhìn chung là thấp. Ở US, mặc dù việc sử dụng các sản phẩm sữa được khuyến khích rộng rãi thông qua các nỗ lực giáo dục dinh dưỡng, việc sử dụng là rất thấp, chỉ khoảng 6% dân số sử dụng sữa chua hằng ngày. Trái với mức sử dụng tại Pháp, phần lớn dân số tiêu thụ ít nhất 1 lần mỗi ngày và hơn 1/3 dân số tiêu thụ ít nhất 5 lần mỗi tuần. Nghiên cứu trên 15 quốc gia cho thấy nhóm người tiêu thụ sữa chua sống nhiều nhất ở Hà Lan, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha và Đức; trong khi nhóm tiêu thụ ít nhất ở Ai Cập, Colombia, Nga, Romani và Nam Phi.
Ở các nước đang phát triển, việc tiêu thụ sữa chua thường là chỉ số cho sự thay đổi của nền kinh tế. Ở Brazil, mặc dù việc sử dụng thấp nhưng nó đã tăng hơn 7 lần từ năm 1974 đến 2003. Tuy nhiên, trong khi 40% dân số Brazil sử dụng các sản phẩm sữa, chỉ có 6% sử dựng sữa chua.
Nói chung, sử dụng sữa chua phổ biến hơn ở dân số khỏe mạnh, thon gọn và có học vấn tốt cũng như phổ biến nhất ở phụ nữ. Trong cuộc khảo sát nhóm dân số São Paulo, Brazil, số liệu cho thấy những nhóm người sử dụng có đặc tính người trẻ, da trắng, phụ nữ, không đái tháo đường, không tăng huyết áp, có học vấn, không hút thuốc, thuộc nhóm trình độ kinh tế xã hội cao. Điều này cũng thấy ở nhóm dân số Mỹ hoặc Pháp. Những số liệu này đưa tới giả thiết rằng những người sử dụng quan tâm nhiều đến khía cạnh sức khỏe của sữa chua, điều này mở ra nhiều cơ hội cho việc giới thiệu các hình thức sản phẩm mới có thể tiếp cận dân số ít sử dụng.
Hơn nữa, để giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, nghiễn cứu đã chứng minh rằng sữa chua có các tác dụng tốt trên hệ vi khuẩn đường ruột và liên quan đến việc làm giảm nguy cơ bệnh đường tiêu hóa và cải thiện dung nạp lactose (đặc biệt là ở trẻ em), bệnh tim mạch, hội chứng chuyển hóa và đái tháo đường tuýp 2, bệnh dị ứng và bệnh đường hô hấp, cũng như cải thiện sức khỏe xương, răng và hiệu quả trong quá trình mang thai. Sữa chua cũng giúp bổ sung dinh dưỡng cũng như cải thiện sức khẻo và giúp phòng bệnh trong dân số.

Kết luận

Sữa chua là thực phẩm cổ điển, đã trở thành một phần trong khẩu phần ăn của con người trong hàng ngàn năm và được xem như là một thực phẩm tốt cho sức khỏe trong từng đó thời gian. Mức sử dụng sữa chua thấp cho thấy một cơ hội bị bỏ lỡ trong việc góp phần xây dựng lối sống khỏe mạnh vì sữa chua cung cấp nguồn protein khả dụng và calci cũng như probiotics có nhiều lợi ích sức khỏe. Sữa chua không bị xem là snack hay đường mà là một sản phẩm sữa có thể sử dụng trong mọi bữa ăn. Đây là nguồn dinh dưỡng giàu calci và kali, đặc biệt quan trọng cho người châu Á, Mỹ gốc Phi và người thổ dân châu Mỹ do phần lớn nhóm dân số này không dung nạp lactose, điều này ngăn cản việc sử dụng các sản phẩm sữa.
(Mauro Fisberg, Rachel Machado; History of yogurt and current patterns of consumption, Nutrition Reviews, Volume 73, Issue suppl_1, 1 August 2015, Pages 4–7, https://doi.org/10.1093/nutrit/nuv020)

Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

Lợi ích của Dầu cá

Dầu cá là một loại thực phẩm bổ sung được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên thông tin được quảng cáo chưa có nhiều bằng chứng thuyết phục và đôi khi gây hiểu nhầm. Bên cạnh đó, việc bổ sung omega-3 (thành phần có lợi trong dầu cá) đôi khi có ở nhiều nguồn khác nữa.
Dưới đây là phần lược dịch nhưng nội dung chính về một số vẫn đề liên quan của Dầu cá do MNT tổng hợp. Để có được nội dung chi tiết cũng như trích dẫn liên quan vui lòng xem bài gốc.


Dầu cá được lấy từ mô mỡ các loài cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi.

Phần fillets của cá có chứa tới 30% dầu nhưng có thể thay đổi. Đối với cá trắng thì dầu cá tập trung chủ yếu ở gan và nói chung có ít dầu cá hơn.

Riêng về các acid béo omega-3, dầu cá là nguồn cung cấp nhiều vitamin A và D. Cá thịt trắng cũng chứ các chất này nhưng ở mức thấp hơn.

Các chuyên gia thường nói rằng dầu cá có nhiều lợi ích sức khỏe hơn thịt cá trắng. Tuy nhiên, khuyến cáo này chưa hề được chứng minh một cách chặt chẽ trong một thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn nào cả.
Nhiều nhà quản lý y tế trên toàn cầu khuyên người dân tiêu thụ nhiều dầu cá và các thực phẩm bổ sung vì những lợi ích wcs khỏe của nó. Các nghiên cứu trong 10 năm qua đã đưa ra nhiều kết quả khác nhau về lợi ích của chế độ dinh dưỡng bổ sung dầu cá.
Nhiều người nhầm lẫn dầu cá và dầu gan cá mặc dù chúng khác nhau. Dầu cá là phần được tách ra từ mô của cá biển sâu như cá ngừ, cá thu, cá trích, cá hồi. Dầu gan cá tuyết thì chỉ được tách từ gan cá.
Dầu cá thường chưa lượng acid béo omega-3 nhiều hơn dầu gan cá nhưng có lượng vitamin A và D thấp hơn.

Một số thông tin về dầu cá

  • Dầu cá và dầu gan cá là 2 loại khác nhau nhưng thường bị nhầm lẫn
  • Không phải mọi khuyến cáo sức khỏe liên quan đến dầu cá đều có nghiên cứu
  • Acid béo omega-3 trong dầu cá thường bảo vệ tim mạch khỏi các stress tâm lý
  • Việc dầu omega-3 có thể giảm nguy cơ mất trí vẫn còn đang tranh cãi

Acid béo omega-3 là gì?

Acid béo omega-3 là loại chất béo thường đuợc tìm thấy trong thực vật hoặc các loài sinh vật biển. Có 2 loại có nhiều trong dầu cá:
  • Eicosapentaenoic acid (EPA): là acid béo omega-3 có trong dầu cá. Khi nói đến các acid béo omega-3 trong dầu cá, người ta thường ám chỉ đến EPA.
    EPA là tiền chất của các chất liên quan đến quá trình đông máu và viêm (prostaglandin-3, thromboxane-2, leukotriene-5). Cá không tự sản xuất EPA, chúng lấy từ các loài tảo mà chúng ăn.
 DHA (docosahexaenoic acid): là acid béo omega-3, là thành phần chính trong võng mạc người, tinh trùng và vỏ não.

40% trong tổng số các PUFA (polyunstarated fatty acid - acid béo không bão hòa) ở não có chứa DHA. DHA cũng tạo nên 60% PUFA trong võng mạc và một nửa khối lượng màng nơ ron. Hơn nữa, sữa mẹ cũng giàu DHA.

Những lợi ích có thể có của dầu cá

Trong 10 năm qua, có nhiều nghiên cứu về dầu cá và omega-3. Một số ủng hộ cho các lợi ích sức khỏe, một số thì không.

1. Đa xơ cứng

Dầu cá được cho là có thể giúp đỡ cho các bệnh nhân này. Nhưng một nghiên cứu tiến hành bởi Bệnh viên đại học ở Bergen, Na Uy cho thấy các acid béo omega-3 không giúp các bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng.

2. Ung thư tuyến tiền liệt

 Một nghiên cứu cho thấy dầu cá có thể giảm nguy cơ tiến triển ung thư tuyến tiền liệt nếu một chế độ ít chất béo cũng được tuân thủ. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác lại cho thấy mối liên hệ giữa việc gia tăng omega-3 liên quan đến nguy cơ cao của ung thư tuyến tiền liệt tiến triển.
Một nghiên cứu trên Journal of the National Cancer Institute cho thấy việc dùng nhiều dầu cá làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cấp cao hơn 71% so với tất cả các loại ung thư tuyến tiền liệt là 43%.

3. Trầm cảm sau sinh

Dùng dầu cá trong thai kỳ có thể bảo vệ bà mẹ khỏi trầm cảm sau sinh.

4. Lợi ích về sức khỏe tinh thần

Một nghiên cứu 2007 cho thấy dầu cá tốt cho người trẻ mắc các rối loạn hành vi, đặc biệt là người bị rối loại tăng động giảm chú ý (ADHD). Liều dùng 8-16 gam EPA và DHA mỗi ngày cho thấy cải thiện đáng kể.

5. Lợi ích về trí nhớ

Dùng Omega-3 có thể cải thiện trí nhớ làm việc ở người trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên, lợi ích đối với chức năng nhận thức ở người già chưa nổi bật.

6. Lợi ích về tim mạch

Omega-3 có thể bảo vệ tim mạch khỏi các stress tâm lý. Nghiên cứu cho thấy người dùng dầu cá hơn 1 tháng sẽ có cải thiện chức năng tim mạch trong khác thử nghiệm stress tâm lý.

7. Bảo vệ khỏi bệnh Alzheimer's

Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy chế độ nhiều cá, omega-3, trái cây và rau củ có thể giảm nguy cơ mất trí và Alzheimer. Nhưng một nghiên cứu lớn năm 2010 cho thấy dầu cá không tốt hơn giả dược trong phòng ngừa Alzheimer.

8. Bảo vệ khỏi chứng giảm thị lực.

Chế độ ăn cung cấp đủ DHA bảo vệ con  người khỏi chứng giảm thị lực do tuổi.

9. Động kinh

Nghiên cứu năm 2014 trên Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry cho thấy bệnh nhân động kinh giảm tần suất co giật khi dùng liều nhỏ omega-3 mỗi ngày.
Nghiên cứu của UCLA cũng cho thấy lợi ích trên bệnh nhân không đáp ứng thuốc.

10. Tâm thần phân liệt và các rối loạn tâm thần

Đã có nghiên cứu cho thấy omega-3 có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ rối loạn tâm thần, cũng như giảm đáng kể nguy cơ lâu dài tiến triển các rối loạn tâm thần.

11. Lợi ích với thai nhi

Sử dụng omega-3 có thể thúc đẩy nhận thức và vận động của thai nhi.

Việc bổ sung dầu cá có đem lại lợi ích cho tim mạch?

Có nhiều quan điểm trái chiều về vấn đề này.

Ủng hộ: Nghiên cứu năm 2011 tại Đại học Công nghệ Michigan cho thấy việc dùng dầu cá có thể cải thiện sự lưu thông máu do làm giảm triglyceride cũng như làm chậm tốc độ tăng trưởng của khối xơ vữa.

Không ủng hộ: Một nghiên cứu tổng quan từ 20 nghiên cứu trên 70 000 người không tìm thấy bằng chứng thuyết phục giữa việc bổ sung dầu cá và việc giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc chết sớm.

Dầu cá có lợi ích đối với bệnh nhân đặt stent: Bệnh nhân đặt stent và dùng 2 thuốc chống đông và omega-3 có nguy cơ nhồi máu cơ tim thấp hơn so với nhóm không dùng dầu cá.

Thực phẩm nào giàu acid béo omega-3?

  • Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi
  • Cây lanh
  • Hạt gai dầu
  • Dầu tía tô
  • Tảo xoắn
  • Quả óc chó
  • Trứng
  • Hạt chia
  • Hạt cải 
  • Húng quế tươi
  • Các loài rau màu xanh đậm như rau bina
  • Ngải giấm khô

Người ăn chay đảm bảo cung cấp acid béo omega-3 như thế nào là đủ?

Người ăn chay cung cấp omega-3 từ thực vật như: bơ thực vật, dầu hạt lanh, cải dầu. Đậu nành và quả óc chó thường nhiều omega-6. Cần lưu ý rằng không nên chế bien omega-3 ở nhiệt độ cao.

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

N-acetylcystein giúp ngăn ngừa độc tính trên thính giác của aminoglycosid

Một nghiên cứu cho thấy rằng N-acetylcystein có lợi trong việc năng ngừa độc tính trên tai của nhóm kháng sinh aminoglycosid vốn nổi tiếng vì gây chết các tế bào ốc tai.

Độc tính chính của aminoglycosid là độc tính trên tai và thận
Các nhà nghiên cứu đang kêu gọi tiến hành thử nghiệm lâm sàng để xác định hiệu quả bảo vệ của N-acetylcystein trong việc giảm nguy cơ điếc khi dùng aminoglycosid ở bệnh nhân lao đa kháng (Multidrug-reistant tuberculosis - MDR-TB). Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Thorax ngày 15 tháng 9 năm 2015, các kết quả cho thấy chất chống oxy hóa này có tác dụng bảo vệ thính giác khi sử dụng chung với aminoglycosid.

Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra N-acetylcystein bảo vệ thính giác khi dùng aminoglycosid khi sử dụng trong vài tuần nhưng nếu dùng trên bệnh nhân MDR-TB thì cần nhiều tháng.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng 3 trong số 86 nghiên cứu được báo cáo cho thấy tác dụng của N-acetylcystein trong việc ngăn độc tính trên thính giác khi dùng với aminoglycosid, bao gồm 146 bệnh nhân cùng với suy thận giai đoạn cuối và viêm phúc mạng hay nhiễm khuẩn huyết. Tuy nhiên, aminoglycosid chỉ được dùng không quá 3 tuần, điều này gây khó khăn khi áp dụng trên bệnh nhân MDR-TB. 83 nghiên cứu còn lại liên quan đến việc sử dụng lâu dài cho các mục đích khác. Không có nghiên cứu nào liên quan đến việc dùng đồng thời N-acetylcystein và aminoglycosid ở bệnh nhân MDR-TB

Mike Brown, Cố vấn Bệnh nhiễm tại Bệnh viên Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viên Đại học London cho biết: "Nghiên cứu này làm nổi bất vấn đề quan trọng nhất trong điều trị lao. Việc bị điếc có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bệnh nhân và nghiên cứu [này] cho thấy những bằng chứng ban đầu về vai trò của N-acetylcystein trong việc ngăn các độc tính trên thính giác."

Ông cũng cho rằng nghiên cứu đã chỉ ra N-acetylcystein có thể giảm độc tính trên thính giác ở bệnh nhân thẩm phân khi dùng aminoglycosid trong một thời gian tương đối ngắn.

Tuy nhiên, ở bệnh nhân MDR-TB được điều trị aminoglycosid trong nhiều tháng, vẫn có ít bằng chứng cho thấy N-acetylcystein ngăn sự tiến triển độc tính trên thính giác. Ông nói: "Có thể việc dùng nhiều thuốc và các tác dụng phụ làm giảm hiệu quả. Do đó cần tiến hành [thêm] các thử nghiệm lâm sàng."

Các tác dụng phụ được báo cáo trong 23/83 nghiên cứu, cho thấy N-acetylcystein làm tăng nguy cơ đau bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy và đau cơ hơn 1,4 - 2,2 lần.
GeekyMedicine dịch - PJ

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

Thuốc tương tự sinh học đầu tiên vào thị trường Mỹ




Những thuốc là protein có cấu trúc phức tạp như filgrastim đã gây khó khăn cho việc tạo ra phiên bản generic.



Sau nhiều tranh cãi, FDA đã cho phép bán các thuốc tương tự sinh học (biosimilar) - phiên bản rẻ hơn của các thuốc sinh học đắt tiền và phức tạp được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như ung thư hay bệnh tự miễn. Ngày 7 tháng 1, hội đồng cố vẫn của FDA đã nhất trí thông qua một thuốc của Sandoz, một nhánh về thuốc generic của Novartis, được phép thay thế cho filgrastim (Neupogen), một thuốc tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân điều trị ung thư của Amgen of Thousand Oaks, California.