Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Đề kháng kháng sinh - Những vấn đề, tiến bộ và toàn cảnh

Hai cách chủ yếu mà nhờ đó y học hiện đại đã cứu nhiều mạng sống  là thông qua điều trị kháng sinh cho các nhiễm trùng nghiêm trọng và tiến hành các thủ thuật y khoa và phẫu thuật dưới sự bảo vệ của kháng sinh. Cho đến bây giờ, chúng ra chưa thể ngăn nhiều loại tác nhân gây bệnh đề kháng với kháng sinh - là di sản của kỷ nguyên vàng son khi khám phá ra kháng sinh, những năm 1930 đến 1960. Chúng ta gọi giai đoạn này là "vàng son" vì những thành công xảy ra trong trong giai đoạn này; gọi đó là "kỷ nguyên" vì nó đã kết thúc. Các nhà khoa học đã chuyển từ tạo ra nhiều biến thể của các thuốc cũ để theo đuổi các thuốc mới về cơ bản với các hoạt tính chống lại các tác nhân gây bệnh đề kháng, và họ thường thất bại.  Sự kiên trì, thất bại đắt giá khi khám phá kháng sinh mới dự kiến để sử dụng ngắn hạn kể cả khi họ tiếp tục quy trình được chấp thuận khiến nền công nghiệp chuyển trọng tâm sang các thuốc sử dụng lâu dài để ngăn ngừa hay giảm nhẹ các bệnh không nhiễm. Vì công dân ở những nước giàu không cần những kháng sinh hiệu quả và họ đã chia sẻ với những người ở các nước nghèo hơn không thể có được nó trước hết.

Nhiều loài vi khuẩn gây bệnh được phân lập lâm sàng — Mycobacterium tuberculosis, Neisseria gonorrhoeae, Enterococcus faecium, Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumoniae, Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa, và những loài Enterobacter, SalmonellaShigella — đã đề kháng với hầu hết kháng sinh. Vấn đề dường như ngoài tầm kiểm soát. Cho đến nay có những nguyên nhân để lạc quan: diễn biến gần đây đã tạo nên 4 trong 10 chiến lược quan trọng để đảm bảo kháng sinh giành lại vai trò hiệu quả trong y học.

Sự công nhận. Alexander Fleming và Howard Walter Florey đã lên tiếng cảnh báo đầu tiên về đề kháng kháng sinh khi học nhân giải Nobel 1945 cho việc khám phá penicillin. Các bác sĩ và nhà khoa học đã mở rộng và giải thích thông điệp suốt từ đó, nhưng gần đây nó bắn đầu tạo ra tiếng vang với cộng đồng, giới báo chí và những người đứng đầu doanh nghiệp và chính phủ.

Trong thập kỷ qua, nhiều tổ chức quan trọng, bao gồm Hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (Infectious Diseases Society of America), Trung tâm Kiếm soát và Dự phòng Bệnh (Centers for Disease Control and Prevention), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) đã khiến cho đề kháng kháng sinh trở thành trọng tâm với sự hiện diện cao độ trong các báo cáo, hội thảo và hành động. Trong năm nay, các hoạt động dường như được gia tăng. Trong tháng 4, WHO công khai rằng vấn đề này "đe dọa những thành tựu của y học hiện đại. Một kỷ nguyên hậu kháng sinh — ở đó những bệnh nhiễm thông thường và vết thương nhỏ cũng có thể giết chết người — đang trở nên rất thực tế ở thế kỷ 21." Trong tháng 5, World Health Assembly ủy nhiệm WHO đưa ra kế hoạch hành động toàn cầu đối với đề kháng kháng sinh. Trong tháng 6, chính quyền nước Anh đã bầu để dành Giải thưởng Longitude được chính phủ trị giá 10 triệu bảng cho giải pháp tốt nhất đối với vấn đề đề kháng. Trong tháng 9, Hội đồng Cố vấn Khoa học và Công nghệ của Tổng thống Hoa Kỳ đưa ra thông báo về đề kháng kháng sinh liên quan đến một chỉ thị của Tổng thống Barack Obama, ông đã hướng Hội đồng An ninh Quốc gia làm việc với các lực lượng đặc nhiệm chính phủ và hội đồng cố vấn phi chính phủ để phát triển một kế hoạch hành động quốc gia vào tháng 2 năm 2015. Trong nhiều mục tiêu khác, kế hoạch này sẽ đề xuất sự thi hành quản lý kháng sinh trong cộng đồng cá cơ sở chăm sóc sức khỏe; sự phát triển nhanh, chuẩn đoán tại chỗ; tuyển đối tác khoa học và công nghiệp để gia tăng kênh cung cấp kháng sinh, vaccine và các các tiếp cận thay thế; và hợp tác quốc tế trong phòng ngừa, giám sát và kiểm soát đề kháng kháng sinh.

Sự cộng tác. Những kinh nghiệm mới từ việc hợp tác công-tư đã được bắt đầu trwong việc nghiên cứu kháng sinh mới. Trong năm 2012, Qũy Bill và Melinda Gates mở rộng chương trình Hỗ trợ Thuốc Kháng lao để thêm nhiều công ty dược, viện nghiên cứu, một quỹ và một phòng thí nghiệm quốc gia. Các bên tham gia cùng đóng góp kết quả, thử nghiệm và các chất nhằm mục để xác định, đánh giá và ức chế đích tác động mới bằng các thuốc mới. Trong năm 2013, Cơ quan thẩm quyền Phát triển và Nguyên cứu Sinh Y học Tiên tiến Hoa Kỳ bắt đầu tài trợ nghiên cứu kháng sinh trong công nghiệp và Hội đồng Châu Âu và Liên đoàn Công nghiệp Dược phẩm Châu Âu và các Tổ chức đã hợp tác trong việc phát triển kháng sinh.

Sự trở lại. Sự rút lui của những công ty dược lớn khỏi công việc nghiên cứu kháng sinh đã khiến việc phát triển kháng sinh mới ít cạnh tranh hơn trên một thị trường trị giá 40 tỷ đô mỗi năm đối với các thuốc sắp sửa thất bại (ND - do đề kháng). Nhiều công ty nhỏ đang tìm cách lấp chỗ khuyết bằng cách xin chấp thuận các kháng sinh mới, đồng thời công ty lớn thứ tư thế giới gần đây đã thông báo sự trở lại của họ trong lĩnh vực này.

Ngăn ngừa. Sự tăng trưởng của kháng sinh thiếu tính hiệu quả đã thúc đẩy sự trở lại của việc thực tập kiểm soát và giám sát nhiễu trùng; làm mới những nỗ lực trong việc chủng ngừa; và tăng sự chú ý đối với sự thiếu hụt hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân. Dù sao, nhiều vấn đề cần được tìm hiểu để ngăn ngừa sự xuất hiện và lan truyền đề kháng.

Mặc dù có tiến hộ trong những mặt này, để có được khả năng điều trị nhiễm khuẩn dài hạn cần đạt được 6 thách thức sau.

Sự lãnh đạo. Chúng ta tin rằng những giải pháp hoàn chỉnh sẽ cần một tổ chức toàn cầu với quyền lực, sự lãnh đạo và tài nguyên để giám sát sự hợp tác trong y tế, an ninh, kinh tế và các vùng phát triển; duy trì giám sát toàn cầu về đề kháng kháng sinh và quản lý ưu đãi phát triển và bảo tồn kháng sinh.

Ưu đãi. Trừ khi ưu đãi không gắn với doanh thu, một vài công ty sẽ đầu tư vào các chương trình rủi ro cao để phát triển các thuốc mà việc sử dụng hạn chế và cuối cùng không có nhiều tiêu chuẩn lâm sàng. Sự đền bù dựa trên doanh thu sẽ thúc đẩy đầu cơ thông qua việc giảm bớt thuốc, sản xuất không đạt yêu cầu và giả mạo, điều này sẽ tăng cường đề kháng và phát hoại việc điều trị. Hơn nữa, nếu ưu đãi xuất phát từ giá cả và giá cả phản ánh giá trị, giá của các kháng sinh mới, hiệu quả sẽ khiến người nghèo khó tiếp cận. Thay vào đó, một cơ quan giám sát kháng sinh mới có thể quản lý quỹ ưu đãi các nhà phát triển kháng sinh trong việc góp phần ước tính số năm sống được điều chỉnh theo chất lượng sống (QALY - quality-adjusted life-years) — tạo nên một sự khích lệ để mở rộng cơ hội bằng cách giữ giá gần với chi phí sản xuất và phân phối. Cùng lúc đó, tiếp tục chi trả cho các nhà sáng chế để các thuốc có được tiêu chuẩn lâm sàng, sẽ giúp tối thiểu hóa tác dụng phụ của việc bảo tồn lợi ích.

Cơ hội. Mô hình kinh tế lý tưởng sẽ cho phép chúng ta cung cấp cơ hội với các kháng sinh hiệu quả đến tất cả những ai cần chúng trong khi giới hạn việc lạm dụng - điều mà không chỉ gây nên đề kháng mà có lẽ còn gây ra béo phì, hen suyễn và nhiều rối loạn khác. Một quỹ toàn cầu có thể thu hút sự đóng góp tỉ lệ với GDP của quốc gia nhưng trong thời gian ngắn, công bằng trong cơ hội có thể cần các quốc gia giàu có trợ cấp kháng sinh hợp lý cho các quốc gia nghèo hơn.

Bào tồn thông qua sắp xếp ưu tiên để sử dụng cho y học. Thực tế hiện nay trong việc áp dụng số lượng lớn nhất kháng sinh trong việc thúc đẩy tăng trưởng trong trồng trọt và chăn nuôi là không phù hợp với mong muốn rằng kháng sinh sẽ chưa khỏi những nhiễm trùng đe dọa tính mạng. Chúng ta tin rằng các chính phủ toàn cầu sẽ áp đặt những ràng buộc giống như ở EU, điều này không làm giảm sản xuất lương thực.

Bảo tồn thông qua việc kê đơn phù hợp với chuẩn đoán. Một cách lý tưởng, những tiến bộ công nghệ trong việc chuẩn đoán tại chỗ sẽ giúp những bác sĩ tránh việc kê kháng sinh cho nhiễm virus và sốt không rõ nguyên nhân. Chuẩn đoán tốt sẽ cho phép kê đơn phù hợp một các tỉ mỉ với với sự nhạy cảm của tác nhân gây bệnh. Để đạt được những công nghệ như vậy cần có sự đào tạo, sự chi trả thích hợp và tài liệu về kết quả.

Bảo tồn thông qua sự tiếp cận có kiểm soát. Ở các nước giàu, mọi cơ sở chăm sóc sức khỏe nên bắt đầu chương trình quản lý kháng sinh. Ở các nước nghèo, mặc dù cần mở rộng cơ hội đối với các kháng sinh hiệu quả những cũng có đòi hỏi cần phải giảm việc sử dụng không hợp lý do sự khích lệ tài chính không đúng của nhà cung cấp và bởi việc tiếp cận các thuốc không kê toa. Để giảm bớt việc đề kháng kháng sinh lan rộng, chúng ta cùng tham gia giúp đỡ các nước nghèo xây dựng cơ sở hạ tầng đầy đủ để cho phép tổ chức y tế phân biệt các tác nhân gây bệnh trước khi kháng sinh được kê toa.

Vấn đề này liên quan đến tất cả mọi người. Người lãnh đạo quân đội không muốn tổ chức của họ bị tàn phá bởi những nhiễm khuẩn liên quan đến các vết thương hay những phần liên quan. Nhà lãnh đạo công ty dược hiểu rằng cộng đồng mong họ sản xuất những thuốc hiệu quả và đổ lỗi cho họ khi họ không thực hiện — một thái độ chung ở nhiều quốc gia đang phát triển yêu cầu các công ty có triển vọng tăng trưởng cao nhất. Nhưng các bác sĩ quan tâm vấn đề này nhiều nhất, họ phải nói nhiều hơn và gần gũi hơn rằng không có hy vọng. Các bác sĩ có thể hành động không chỉ cá nhân và một cách y học mà còn mang tính tập thể và cộng đồng, để thuyết phục chính quyền trả lời những khuyến cáo của ủy ban chuyên gia và hướng dẫn của người đứng đầu quốc gia với những luật lệ, sự phân bổ ngân sách, quy định, sự thi hành và hợp tác cần thiết để đảm bảo tiếp cận tới các thuốc quan trọng này.

(Geeky Medicine dịch, NEJM)

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.