Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

NSAID liên quan đến nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim

Kể cả khi điều trị ngắn hạn với các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen cũng làm tăng nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân dùng thuốc chống đông sau nhồi máu cơ tim. Đó là kết quả từ một nghiên cứu được công bố trên JAMA.



Tất cả bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim đều được khuyến cáo dùng 2 thuốc chống huyết khối (aspirin và clopidogrel) để điều trị dự phòng có thể tới một năm sau cơn đau tim và tiếp tục dùng một thuốc sau đó.

Nguy cơ chảy máu được biết là sẽ tăng sau khi dùng thêm NSAID và một số thuốc có tác dụng đối lập với các thuốc dự phòng bệnh tim hay ức chế tác dụng chống huyết khối của aspirin.

Các phác đồ của Hiệp hội Tim Hoa Kỳ (American Heart Association - AHA) khuyên không nên dùng NSAID ở người liên quan đến bệnh tim.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu này - đứng đầu bởi TS. Anne-Marie Schjerning Olsen từ Bệnh viên Đại học Copenhagen Gentofte, Hellerup, Đan Mạch thì 34% trong số 61 971 bệnh nhân còn sống sau một cơn nhồi máu cơ tim được dùng một NSAID ít nhất một lần.

Nghiên cứu chỉ ra "không có một giai đoạn điều trị an toàn nào", tác giả bổ sung:
"Sử dụng NSAID ít hơn 3 ngày cùng với liệu pháp kháng tiểu cầu kép có liên quan đến việc tăng đáng kể nguy cơ chảy máu."

Tác giả cho biết: "Những nguy cơ này có liên quan đáng để đến sức khỏe cộng đồng, chính xác là việc sử dụng rộng rãi của NSAID."

TS. Schjerning Olsen và cộng sự đã sử dụng dữ liệu ở Đan Mạch trong những năm 2002 đến 2010 để phân tích những bệnh nhân từ 30 tuổi trở lên đã có cơn nhồi máu cơ tim lân đầu và những người đã sống 30 ngày sau khi ra viện. Họ được điều trị sau đó với aspirin, clopidogrel hay các thuốc chống đông đường uống khác hay phối hợp cũng như việc phối hợp với NSAID.

So với nhóm không dùng NSAID, nhóm sử dụng các thuốc như ibuprofen, diclofenac và naproxen - cho kết quả làm tăng nguy cơ chảy máu trên 2 lần.

Nguy cơ cao này không liên quan đến thuốc chống huyết khối hay loại NSAID sử dụng và cũng không liên quan đến thời gian sử dụng. Nguy cơ biến cố tim mạch cũng tăng lên.

Trong giai đoạn 3,5 năm sau, số ca tử vong là 18.105 (29%). Trong đó có tổng cộng 5.288 biến cố chảy máu (9% - 799 trường hợp trong số đó tử vong) và 18.568 biến cố tim mạch (30%).

Tỉ lệ chảy máu mỗi 100 người-năm là 4,2 biến cố khi bệnh nhân sử dụng đồng thời NSAID và 2,2 biến cố với nhóm không sử dụng, điều này tương đương với việc nguy cơ tăng lên 2,02 lần.

Biến cố chảy máu được định nghĩa như một vấn đề cần nhập viện hay tử vong do:


    • Xuất huyết nội sọ

    • Xuất huyết tiêu hóa - xuất huyết do loét, nôn ra máu, phân đen hoặc không đặc trưng

    • Xuất huyết đường hô hấp hay đường tiểu.



Thiếu máu do chảy máu.

Tỉ lệ ở mỗi 100 người -năm của các biến cố tim mạch là 11,2 biến cố đối với người có điều trị với NSAID, so với 8,3 biến cố ở nhóm không điều trị, tương đương với việc nguy cơ tăng 1,4 lần. Các biến cố tim mạch như là:

  • Tử vong do bệnh tim mạch

  • Cơn nhồi máu tái phát không gây tử vong

  • Thiếu máu cục bộ (do tắc nghẽn động mạch lên não)

  • Cơn thiếu máu thoáng qua

  • Hẹp động mạch chủ.


Tác giả kết luận: "Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận những kết quả này, tuy nhiên, các bác sĩ nên thận trọng khi kê NSAID cho bệnh nhân mới trải qua cơn nhồi máu cơ tim."

GeekyMedicine dịch - Markus MacGill (MNT)

Share:

1 nhận xét:

  1. Anh có thể cho em bài báo gốc được ko ạ, e muốn đưa thông tin này vào tập san thông tin thuốc của bọn em ạ. Email: toanpharma@gmail.com

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.