Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Sự biệt hóa tế bào gốc gây ra do một protein then chốt

Các nhà khoa học đã khám phá ra một protein then chốt đã khởi động quá trình tự nhiên cho việc biệt hóa các tế bào gốc thành bất cứ tế bào nào của cơ thể. Họ hi vọng rằng khám phá này sẽ giúp việc phát triển các phương pháp trị liệu cho các bệnh thoái hóa.
Nhóm nghiên cứu đến từ Trung tâm hội động nghiên cứu Y khoa về thuốc tái sinh tại Đại học Edinburgh ở Anh, mô tả nghiên cứu của họ trong tạp chí Cell Reports số ra ngày 7 tháng 2.
Tác giả cao cấp Sally Lowell, người đứng đầu nhóm nghiên cứu Biệt Hóa Tế Bào Gốc ở trung tâm này nói rằng, nghiên cứu của họ "cho chúng ta cái nhìn tốt hơn về bước quan trọng đầu tiên  mà tế bào gốc tiến hành biệt hóa thành các kiểu tế bào khác."
Bà cũng cho biết: "Sự am hiểu về cách và thời điểm điều này diễn ra sẽ giúp cải thiện phương pháp chúng ta điều khiển nó."
Trong những chứng thoái hóa như bệnh Parkinson, bệnh gan, đa sơ cứng (MS - Multiple sclerosis) hay bệnh thần kinh vận động, các tế bào đã biệt hóa trở nên vô dụng và chết đi.
Tế bào gốc là các tế bào chưa biệt hóa, chúng có tiềm năng trở thành bất cứ thế bào nào trong cơ thể. Một mục tiêu của nghiên cứu tế bào gốc là tìm ra các sử dụng chúng để tạo ra những tế bào mới để thay thế cho những tế bào chết trong các bệnh thoái hóa.
Tuy nhiên, một điều chưa được hiểu rõ là các sự kiện xung quanh thời điểm các tế bào gốc bắt đầu biệt hóa.
Các hiểu biết thu được trong nghiên cứu mới này sẽ giúp các nhà khoa học cải thiện các kĩ thuật để gây biệt hóa tế nào gốc thành tế bào đích trong phòng thí nghiệm. Chẳng hạn như quá trình này sẽ giúp ích cho việc thử thuốc hoặc phát triển phương pháp trị liệu mới.
Trong nhiên cứu của họ, nhớm đã thí nghiệm trên tế bào gốc phôi thai ở chuột.
Họ phát hiện ra vai trò của protein Tcf15 bằng các khảo sát cách các tế bào gốc bị ngăn chặn biệt hóa trong tự nhiên.
They found two sets of protein were involved in the differentiation process: one set binds to the other set, and when this happens, the process is blocked.
Họ cũng phát hiện ra hai nhóm protein tham gia vào quá trình biệt hóa: nhóm này có liên kết với nhóm kia và khi quá trình này xảy ra thì quá trình kia bị chặn lại.
Họ cũng sàng lọc các protein bị chặn để tìm ra những protein có thể cho phép biệt hóa tế bào gốc.
Và việc khám phá ra cách Tcf15 đóng vai trò then chốt trong việc gây ra sự biệt hóa tế bào gốc, nhóm cũng phát triển cách chỉ ra sự hiện diện của nó trong tế bào.
Quỹ Wellcome Trust và Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Sinh học đã tài trợ cho nghiên cứu này.
Đầu năm nay, những nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã lần đầu tiên khám phá cách tạo ra các tế bào miễn dịch đặc hiệu ung thư từ tế bào gốc.
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.