Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Những cập nhật mới trong Tiêu chuẩn chăm sóc bệnh Đái tháo đường - ADA 2015

LTS: Từ trước tới nay, các hướng dẫn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ luôn là kim chỉ nam trong hoạt động chăm sóc y tế đối với bệnh đái tháo đường. Cuối năm 2014, các tiêu chuẩn mới được xuất bản như một Phụ chương của tạp chí Diabetes Care số tháng 01/2015. Tuy vậy, Tiêu chuẩn chăm sóc y tế bệnh Đái tháo đường ("Standards of Medical Care for Diabetes - 2015") vẫn được xem là một tài liệu riêng biệt, gồm 14 phần; trong đó, mỗi phần phản ánh một vấn đề riêng biệt về bệnh Đái tháo đường. Sau đây là ghi chú về những thay đổi trong bản tiêu chuẩn mới của ADA, bản dịch được thực hiện bởi GeekyMedicine.


Phần 2. Phân loại và Chuẩn đoán Đái tháo đường


Mức BMI để tầm soát tình trạng thừa cần hay béo phì của người Mỹ gốc Á đối với tình trạng tiền đái tháo đường hay đái tháo đường tuýp 2 là 23 kg/m2 (so với cũ là 25 kg/m2) để phản ánh những bằng chứng cho rằng nhóm dân số này có sự gia tăng nguy cơ đái tháo đường ở mức BMI thấp hơn so với dân số chung.

Phần 4. Nền tảng chăm sóc: Giáo dục, Dinh dưỡng, Hoạt động Thể chất, Ngưng hút thuốc, Chăm sóc Tinh thần và Tăng cường Miễn dịch


Mục Hoạt động Thể chất dựa trên bằng chứng cho rằng mọi cá nhân bao gồm cả những bệnh nhân đái tháo đường nên được khuyến khích giảm thời gian ngồi bằng cách ngắt quãng những khoảng thời gian dài (> 90 phút) dành cho việc ngồi.

Do sự gia tăng của việc sử dụng thuốc lá điện tử (e-cigarettes), Tiêu chuẩn mới nhấn mạnh thuốc lá điện tử không hỗ trợ thay thế việc hút thuốc hay giúp bỏ thuốc.

Khuyến cáo miễn dịch dựa trên phác đồ mới của CDC, khuyến khích tiêm chủng PCV13 và PPSV23 cho người già.

Phần 6. Mục tiêu đường huyết


ADA khuyến cáo mục tiêu đường huyết đói mới ở mức 80 - 130 mg/dL, so với cũ là 70 - 130 mg/dL, dựa trên những dữ liệu mới khi so sánh đường huyết trung bình thực tế với mục tiêu A1C.

Tiêu chuẩn mới cũng đề cập đến việc đánh giá CGM (continuous glucose monitoring - theo dõi đường huyết liên tục).

Phần 7. Tiếp cận điều trị đường huyết


Cập nhật phác đồ mới để kiểm soát Đái tháo đường tuýp 2 dựa trên những liệu pháp mới.

Phần 8. Kiểm soát bệnh lý tim mạch và nguy cơ tim mạch


Mục tiêu được khuyến cáo dành cho huyết áp tâm thu tâm trương là 90 mmHg (cũ là 80 mmHg) dành cho hầu hết bệnh nhân Đái tháo đường và tăng huyết áp dựa trên những nghiên cứu RCT mới. Mức huyết áp tâm thu tâm trương thấp hơn có thể hợp lý cho một số trường hợp như đối với bệnh nhân trẻ.

Khuyến cáo về điều trị bằng statin và theo dõi lipid được xem xét sau những cân nhắc trong phác đồ điều trị cholesterol máu của ACC/AHA 2013. Điều trị khởi đầu (và liều statin khởi đầu) chủ yếu dựa vào nguy cơ thay vì mức LDL-cholesterol. Tiêu chuẩn mới cũng đưa ra hướng dẫn theo dõi mức lipid: tiểu sử sàng lọc lipid là hợp lý khi chuẩn đoán đái tháo đường, khi đánh giá ban đầu và/hoặc tuổi 40, nên tiến hành định kỳ sau đó.

Phần 9. Biến chứng mạch máu nhỏ và Chăm sóc bàn chân


Để đạt mục tiêu cao hơn ở những bệnh nhân có nguy cơ biến chứng bàn chân cao, Tiêu chuẩn mới nhấn mạnh rằng các bệnh nhân bị mất cảm giác ở chân, dị dạng chân hay có tiền sử loét chân nên được thăm khám chân mỗi khi khám.

Phần 11. Trẻ em và Thanh thiếu niên


Dựa trên những bằng chứng mới liên quan đến nguy cơ và lợi ích của việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ đối với trẻ em và thành thiếu niên, Tiêu chuẩn mới khuyến cáo mục tiêu A1C là < 7,5% cho mọi nhóm tuổi ở trẻ em; tuy nhiên, việc cá nhân hóa vẫn được khuyến khích.

Phần 12. Kiểm soát Đái tháo đường ở Phụ nữ mang thai


Đây là mục mới được đưa vào Tiêu chuẩn, bao gồm các ý kiến, chế độ dùng thuốc, mục tiêu và theo dõi. Một số khuyến cáo chính trong mục này:

  • Đưa ra lời khuyên về tầm quan trọng của việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ trong việc giảm thiểu nguy cơ dị tật bẩm sinh và nhấn mạnh mục tiêu A1C < 7%, mục tiêu này cần đạt được nếu không có hạ đường huyết.

  • Các thuốc có nguy cơ gây dị tật (như ACEI, statin,...) cần tránh sử dụng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không có biện pháp ngừa thai hợp lý.

  • Đái tháo đường thai kỳ nên được kiểm soát trước hết bằng chế độ ăn và luyện tập, việc dùng thuốc được cân nhắc khi cần thiết.

  • Phụ nữ có đái tháo đường trước khi mang thai nên được kiểm tra mắt trong 3 tháng đầu và theo dõi mỗi 3 tháng để theo dõi mức độ của bệnh võng mạc.

  • Do sự thay đổi của số lượng hồng cầu làm giảm nồng độ A1C bình thường nên mục tiêu A1C ở phụ nữ mang thai là < 6% nếu không có hạ đường huyết đáng kể.

  • Thuốc có thể được sử dụng rộng rãi đối với phụ nữ mang thai là insulin, metformin và glyburide. Hầu hết các thuốc đường uống đều qua nhau thai và có ít dữ liệu an toàn khi dùng lâu dài.


Toàn văn Tiêu chuẩn mới của ADA có thể tải về miễn phí tại đây.

GeekyMedicine dịch - Diabetes Care

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.