Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

FDA chấp thuận nivolumab - thuốc đầu tiên tác động Con đường chết theo chương trình

Liệu pháp miễn dịch đầu tiên tác động trên con đường chết theo chương trình (Programmed death (PD) pathway) vừa được công nhận lần đầu tiên trên thế giới.

Nivolumab từng được chấp thuận để sử dụng điều trị u hắc tố ở Nhật bản với biệt dược Opdivo (Ono Pharmaceutical). Ono cũng có bản quyền đối với thuốc này ở Hàn Quốc và Đài Loan.

Thuốc này được cấp phép ở những nơi còn lại cho Bristol-Myers Squibb.



Đây là một trong những thuốc chặn trước tốt nhất được công nhận trong điều trị ung thư - sản phẩm này cho thấy đáp ứng chưa từng thấy ở u hắc tố, cũng như nhiều loại khối u khác và dữ liệu về thuốc này chiếm ưu thế trong các bản tin của Hội nghị ung thư trong 2 năm qua. Nó dẫn đầu trong mối quan tâm lớn đối với liệu pháp miễn dịch, đặc biệt là thay đổi trong con đường PD và nhiều công ty dược đã đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu này, nó được mô tả như là một trong những lĩnh vực hứa hẹn nhất trong tất cả các lĩnh vực ung thư.

Nhật Bản chấp thuận sử dụng nivolumab để điều trị u hắc tố không cắt bỏ.

Hãng Ono nói rằng nó được cung cấp miễn phí ngay khi nó có sẵn đến khi thuốc được đưa vào danh sách bảo hiểm y tế quốc gia.

Cũng bởi vì có một số rất hạn chế bệnh nhân được điều trị với nivolumab trong các thử nghiệm lâm sàng ở Nhật Bản, công ty yêu cầu tiến hành một khảo sát lợi ích/kết quả sau kinh doanh bao gồm tất cả các trường hợp đến khi dữ liệu trên một số tối thiểu bệnh nhân được tích lũy.

Công ty cho biết: hiện tại chỉ có thuốc dacarbazine là liệu pháp chuẩn cho u hắc tố tiến triển ở Nhật Bản

Các dạng khối u khác


Mặc dù hiệu quả lâm sàng của nivolumab mới được chứng minh đầu tiên trên u hắc tố, nhưng nó cũng cho thấy hiệu quả trên các khối u khác, và Bristol-Myers Squibb đã tiến hành nhiều nghiên cứu chứng minh.

Ở Hoa Kỳ, FDA đã công nhận chỉ định cho u hắc tố, ung thư phổi không tế bào nhỏ, carcinoma tế bào thận, và nó cũng được công nhận gần đây để điều trị bệnh bạch cầu Hodgkin sau khi thất bại với cấy ghép tế bào gốc tự rụng và brentuximab.

(Medscape)

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.